May mắn, sau nhiều năm chạy chữa, tôi cũng mang bầu và sinh con. Cũng thời gian đó, dịch Covid-19 bùng phát, công ty của anh bị ảnh hưởng rất nhiều. Từ người có tiền của, anh trở nên khó khăn khi công ty liên tục nợ lương.
Sau nhiều tháng không trụ vững, anh chọn nghỉ việc. Những tưởng sau đó anh sẽ tìm được một công việc mới nhưng suốt 3 năm trời, anh nghe bạn bè mải mê với những con số, chơi chứng khoán… Anh nuôi hi vọng làm giàu từ đó.
Việc làm giàu của anh lúc được lúc mất nhưng kết quả cuối cùng vẫn là tay trắng. Anh còn mang theo số nợ lớn. Ở nhà, anh cũng không quan tâm đến con nhiều bởi còn bận “nghiên cứu”. Tôi giục anh đi xin việc để kiếm thêm thu nhập cho gia đình nhưng do ở nhà quá lâu, anh không còn tự tin với khả năng của mình.
Sau đó, anh cũng thử sức vài chỗ nhưng chỉ làm được một vài tuần hoặc 1, 2 tháng là nản. Một là công việc không suôn sẻ, hai là đầu óc anh không để ở nơi đó nên không chuyên tâm làm tốt được.
Không chỉ sức khỏe, tinh thần của chồng cũng sa sút nghiêm trọng. Anh dễ nổi cáu, dễ tổn thương. Ngần ấy thời gian, tôi dù vất vả cũng không dám than vãn một lời, sợ động vào tự ái của anh. Anh sẽ cho tôi là người vợ coi thường, khinh bỉ chồng.
Khi lao động bằng trí tuệ không thể giàu có, anh nghĩ đến các trò may rùi. Anh lao vào cờ bạc, cá độ còn tôi gánh trên vai khoản nợ của anh. Dù vậy tôi vẫn tự nhủ phải cố gắng vì con. Tôi phải nai lưng kiếm tiền. Ngoài xã hội, tôi hết mình phấn đấu cho sự nghiệp. Về nhà, tôi hết mình cố gắng làm người mẹ ân cần với con. Ai cũng khen tôi có sức khoẻ tốt, làm việc không biết mệt.
Thực ra, tôi rất mệt nhưng phải cố. Tôi không dám than, không dám kêu dù chỉ một lời.
Đàn ông các anh khi sự nghiệp sa sút sẽ khó lòng đứng dậy bởi những mặc cảm bản thân, những suy nghĩ tiêu cực. Nhưng phụ nữ chúng tôi cần mạnh mẽ bởi trong đầu họ, gia đình, con cái là điều quan trọng nhất.
Tôi không tự khen mình, cũng không phải quá đề cao phụ nữ. Nhưng nếu cánh đàn ông cho rằng phụ nữ không làm được việc lớn thì các anh đã sai. Sinh con, chăm con, đi làm kiếm tiền, nội trợ, gồng gánh gia đình…, tất cả những việc đó đều đổ lên đầu người phụ nữ. Nếu các anh là anh hùng thì phụ nữ sẽ là những “siêu anh hùng”, “anh hùng của anh hùng”.
Bây giờ, sau mấy năm tôi một mình gồng gánh kinh tế gia đình, lo cho con cái, chăm sóc cả nhà chồng không một lời oán than, anh đã thừa nhận tôi giỏi. Anh cũng không dám buông lời cay đắng, xúc phạm vợ như trước. Bởi anh biết, mỗi việc đến tay tôi, tôi đều làm rất tốt. Tôi giữ chức vị cao trong công ty, thu nhập lo cho cả nhà, chăm sóc con cái, làm mọi việc trong nhà không cần đến giúp việc. Tôi còn gánh trên vai khoản nợ vì chơi bời, làm ăn thua lỗ của chồng.
Tôi có thể không phải người tài giỏi nhưng tôi luôn nỗ lực hết mình, phấn đấu vì mục tiêu chung là gia đình. Tôi không dễ dàng nhụt chí, yếu đuối, chán nản buông bỏ và ỷ lại vào người khác bởi còn rất nhiều người đang hi vọng nơi tôi.
Vậy cho tôi hỏi chồng, hỏi cánh mày râu, đàn bà chúng tôi thực sự làm được gì? Các anh đã làm được như chúng tôi chưa?
Độc giả giấu tên
Những năm cấp 2, Đạt đã có niềm yêu thích các môn Khoa học tự nhiên đặc biệt đam mê môn Hoá. Những bài học về hợp chất xung quanh cuộc sống trở nên thú vị khiến Đạt tò mò, say sưa tìm hiểu. Đạt từng đoạt giải Nhất thành phố Thanh Hoá và giải Nhì cấp tỉnh môn Hoá học.
Lên cấp 3, Tiến Đạt tiếp tục đoạt giải Nhì thi học sinh giỏi quốc gia môn Hoá học năm 2017.
![]() |
Nguyễn Tiến Đạt là cựu học sinh Trường THPT Chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa). Ảnh: NVCC |
Từ nỗi sợ tiếng Anh đến 7.0 IELTS, giành nhiều học bổng
Quyết định chọn vào thẳng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, nam sinh Thanh Hoá cho rằng đây là một trong những ngôi trường có lịch sử lâu đời với nhiều thành tích cũng như có các giảng viên đầu ngành lĩnh vực Hoá học.
Dù vậy ở năm đầu tiên đại học, Đạt gặp không ít khó khăn vì sự thay đổi môi trường cũng như cách học. Đặc biệt chương trình lớp Tài năng được giảng dạy bằng tiếng Anh ít nhiều khó khăn cho một sinh viên chuyên về tự nhiên.
Môi trường học ở lớp Tài năng với nhiều bạn rất giỏi, kiến thức chuyên sâu là động lực cho Đạt bứt phá. Nếu tiếp thu chậm, không hiểu ngay vấn đề, Đạt không ngần ngại nhờ sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn.
Theo Đạt, thu hút nhất chính là những giờ thực hành. Hoá là môn học thực nghiệm nên thời gian thực hành sẽ giúp hiểu bài nhanh và cụ thể hoá các bài học lý thuyết. Đầu năm thứ 2, Tiến Đạt xin đi thực tập tại phòng thí nghiệm với các giảng viên trong trường. Nam sinh làm những công việc đơn giản nhất như xử lý mẫu phản ứng đến tham gia các đề tài nghiên cứu của phòng thí nghiệm.
Hai môn Hoá học hữu cơ và Hoá học vô cơ được Đạt yêu thích nhất vì nội dung học liên quan đến khoa học về nguyên tố, liên kết phân tử, về hợp chất xung quanh, nhờ đó giải thích được quy trình trong tự nhiên hay tìm ra những hợp chất mới. Bên cạnh đó môn Hoá lý, Phân tích,… rất quan trọng để trang bị kiến thức, phương pháp đo, phương pháp làm thí nghiệm.
Để đạt điểm cao trong các kỳ thi, theo Đạt cần có sự chủ động, không để dồn ứ hay ôn thi nhồi nhét vào cuối kỳ. Ngoài ra, tăng cường tìm tài liệu, đọc sách báo, nghiên cứu khoa học để mở mang kiến thức và duy trì việc học tiếng Anh.
Từ nỗi sợ tiếng Anh, Đạt đã yêu thích và xác định tiếng Anh không còn là môn học mà là công cụ tiếp cận những tri thức tiên tiến. Các tài liệu nước ngoài giúp Đạt phát triển kỹ năng đọc – viết, qua đó học được từ mới, cách hành văn và cách viết như thế nào. Mỗi ngày, Đạt nghe một bài tiếng Anh để rèn luyện phản xạ.
Đến thời điểm ra trường, Tiến Đạt đã đạt 7.0 IELTS.
![]() |
Năm thứ 3, Đạt tham gia trao đổi sinh viên tại ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore). Với Đạt đây là khoảng thời gian quý giá để tích luỹ kiến thức vì được nghiên cứu trong môi trường học đại học nước ngoài, được tiếp cận với các nhóm nghiên cứu mới, các giảng viên nước ngoài.
Với nỗ lực của mình, Đạt giành nhiều học bổng như học bổng Odon Vallet 2019, UOP Honeywell 2019, hay học bổng của Mitsubishi UFJ 2020…, giành giải Ba nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2020.
Nhiều lần thất bại khi làm khóa luận tốt nghiệp
Theo Đạt, đề tài tốn nhiều công sức nhất chính là khoá luận. Nam sinh nghiên cứu về “Tổng hợp và nghiên cứu phức chất nickel dithiocarbamate chứa vòng anthracene”.Với đề tài này, Đạt mất 1 năm ròng rã làm hết thí nghiệm này sang thí nghiệm khác, tổng hợp chất từ nhiều chất khác nhau, trong đó có nhiều chất mới chưa có quy trình cụ thể.
Nam sinh trải qua vài thất bại khi nghiên cứu đề tài này.
![]() |
(Ảnh: NVCC) |
Mỗi lần sai Đạt đều ghi chép cẩn thận vào sổ. Với đặc thù ngành Hoá không phải lúc nào cũng sẵn chất để thực hiện, vì vậy Đạt luôn tận dụng thời gian ở phòng thí nghiệm. Những thất bại giúp Đạt tích luỹ kiến thức, trau dồi thêm các phản ứng tương tự ở các tạp chí quốc tế. Đầu năm thứ 4, Đạt thu thập xong số liệu và dành kỳ 2 để viết khoá luận tốt nghiệp.
Sau nhiều lần chỉnh sửa, Tiến Đạt nhận được 9,7 điểm khóa luận tốt nghiệp và trở thành thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) với điểm GPA đạt 3,95/4.
Nam thủ khoa nhìn nhận, Hoá học còn nhiều vấn đề mới, chưa được khám phá. Đây sẽ là động lực để Đạt bước tiếp chặng đường dài phía trước. Hiện tại Tiến Đạt đã nộp hồ sơ du học và đang chờ đợi kết quả từ các trường. Cậu hi vọng có cơ hội sang nước ngoài để nghiên cứu chuyên sâu hơn.
Minh Anh - Ngọc Linh
Sinh ra tại Nông Cống (Thanh Hoá) trong gia đình thuần nông, nhiều người nói với Vân: “Học đại học xong sau này cũng chỉ để kiếm tiền thôi, sao không đi xuất khẩu lao động luôn?”
" alt=""/>Nam sinh Thanh Hóa là thủ khoa đầu ra của ĐH Khoa học Tự nhiên![]() |
Cao Bảo Anh và quốc kỳ Việt Nam trong lễ tốt nghiệp ĐH Toronto (Canada) năm 2015 |
Còn giữa năm nay, Bảo Anh cho ra đời cuốn sách Hệ miễn dịch – kiệt tác của sự sống. Cuốn sách được nhắc tới nhiều trong mùa dịch Covid-19 bởi cách chia sẻ kiến thức khoa học giản dị, hấp dẫn.
“Bằng cách xem mỗi tế bào như một sự sống có mục đích có trí tuệ thay vì một thứ vô tri vô giác, xem mỗi tương tác là một cuộc hội thoại thay vì những cuộc giao dịch hóa học hay vật lý, những kiến thức trước đây vốn phức tạp bỗng trở nên gần gũi như những câu chuyện đời thường. Và ngược lại, khi nhận ra có một cộng đồng đang ở ngay trong mình, tôi nhận ra rằng bản chất của đời sống là hợp tác, là cùng nhau cộng sự và cống hiến cho những điều cao cả hơn bản thân mình” - Bảo Anh chia sẻ.
![]() |
Sách Hệ miễn dịch - kiệt tác của sự sống. Ảnh: Zenbooks. |
Không để tuổi trẻ “chết” hoài phí
Nhắc lại bài nói chuyện với học sinh năng khiếu về "Những đáng lẽ của tuổi trẻ", Bảo Anh cười và nói rằng đây cũng chính là thông điệp Bảo Anh dành cho chính mình: Phải cố gắng thật nhiều để không phải kết thúc trong muôn vàn cái đáng lẽ khác nhau.
"Đầu tiên là“Đáng lẽ nên bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân”".
Bởi “Thất bại đầu tiên của rất nhiều bạn trẻ là không bao giờ tìm ra được khả năng đích thực của mình. Có thể các bạn luôn đi theo định hướng của gia đình, hay đi theo trào lưu xã hội trong khi hoàn toàn bỏ mặc năng lực tiềm ẩn trong mình. Do đó, bước đầu tiên luôn là tìm ra một mảng chuyên môn, một chủ đề phù hợp với năng lực và niềm đam mê của bản thân. Gọi là vùng an toàn vì đó là nơi chúng ta có chỗ đứng, được khuyến khích, được động viên để phát triển.
Nhưng khi tìm được vùng an toàn, đạt được một số thành tích nhất định, thử thách tiếp theo là có dám bước ra để tiếp tục phát triển tiếp hay không. Không dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân mình là bắt nguồn từ nỗi sợ thất bại là thử thách tiếp theo.
Điều này rất phổ biến ở các bạn đạt được các thành tích từ rất sớm - như tôi hay các em học sinh chuyên chẳng hạn. Nếu như vùng an toàn là điểm khởi đầu, điểm xuất phát thì dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân chính là bắt đầu cuộc hành trình thực sự - cuộc hành trình của sự phát triển bản thân".
![]() |
Nghiên cứu sinh Cao Bảo Anh |
Điều thứ hai, là “Đáng lẽ nên học cách hợp tác tốt hơn”.
Theo Bảo Anh, với một học sinh chuyên, hay có lẽ nói chung trong suốt những năm học phổ thông đều cho rằng thành tích là thành tích cá nhân. Do đó, tính cạnh tranh hay tâm lý thành công của người khác là thất bại của mình hay thành công là phải đẩy người khác đến thất bại rất phổ biến. Nhưng đi học lên cao, hay đi làm, mới thấm thía là mọi nỗ lực, mọi công việc đều là hợp tác.
“Bản chất của sự sống là hợp tác. Những thành công lớn lao đều đến từ những nỗ lực của những con người cùng chung lý tưởng. Do đó, chúng ta cần phải tìm được những người cùng chí hướng, học cách hợp tác và chiến đấu vì một chiến thắng chung, một chiến thắng cao hơn chiến thắng của bản thân” – Bảo Anh đúc kết.
Và “đáng lẽ” thứ ba, đó là“nên theo đuổi lý tưởng thay vì đơn thuần chỉ là thành tựu trước mắt”.
Nếu chỉ tập trung vào những thành tựu trước mắt – được công nhận là giỏi, vì thành tích, vì tiền bạc, vậy thì khi những điều này biến mất chúng ta cũng không đi tiếp được.
“Lấy từ kinh nghiệm của bản thân mình, luôn có động lực được khen là giỏi, vậy khi bắt đầu bị chê là hoảng lên, đau khổ, muốn bỏ cuộc. Hay những câu chuyện khởi nghiệp nổi tiếng cũng vậy – động lực tiền bạc chắc chắn là có, những những người tiên phong họ luôn theo đuổi một lý tưởng nào đó lớn hơn tiền bạc. Điều này giúp họ đứng lên được sau mỗi thất bại – khi họ không những không kiếm được tiền mà còn phải mất tiền chẳng hạn”.
Do đó, Bảo Anh cho rằng các em học sinh ít nhất cũng phải cố gắng trả lời câu hỏi: “Tại sao mình làm điều này? Mình hướng đến lý tưởng nào?”. Có thể chưa tìm được câu trả lời đúng ngay, nhưng cứ tiếp tục tìm thì sẽ càng gần với câu trả lời đúng hơn. Còn ngược lại, khi dừng tìm câu trả lời, từ bỏ hoàn toàn lý tưởng của mình, để theo đuổi những thành công trước mắt, theo đuổi những xu hướng của xã hội, đó chính là lúc chúng ta đang phí hoài tuổi trẻ.
Không có công thức cụ thể cho Harvard
Trở thành nghiên cứu sinh của ĐH Harvard có lẽ là mơ ước của rất nhiều người trẻ.
Khi học thạc sĩ ở Canada, anh vẫn luôn hướng tới Harvard. Tuy nhiên, Bảo Anh gặp không ít khó khăn.
“Đó là vấn đề đến từ tư duy của bản thân. Học xong đại học, tôi vẫn có tư duy “đánh nhanh thắng nhanh, trong khi đó, khi làm nghiên cứu rồi mới thấy nhiều vấn đề, thực sự khó khăn và vất vả. Khi đó, tôi không đủ khả năng đối diện với khiếm khuyết nên rơi vào khủng hoảng".
Tuy nhiên, với sự cố gắng và quyết tâm cao, Bảo Anh đã may mắn được nhận vào Harvard.
![]() |
Cao Bảo Anh trong phòng thí nghiệm tại Boston |
Nhìn lại quãng đường đã trải qua, Bảo Anh khẳng định: Không có công thức cụ thể cho Harvard.
Trước hết, để tìm được học bổng đều cần 3 yếu tố: Thành tích – Kinh nghiệm – Thư giới thiệu.
"Ba yếu tố trên đều phải được tích tũy từ rất sớm. Do đó, các bạn học sinh muốn theo đuổi con đường này phải xác định từ sớm – thường là năm 2 hay năm 3 chẳng hạn. Có người thậm chí đã đi làm, hay dành vài năm sau tốt nghiệp để xác định hướng đi tiếp theo, đồng thời chuẩn bị hồ sơ cho mình" - anh đưa lời khuyên.
Cái khó ở đây, theo Bảo Anh, việc rất nhiều người giỏi, có kinh nghiệm, được giới thiệu bởi những thầy cô có tiếng nộp vào Harvard khiến cho độ cạnh tranh cao hơn.
"Nhưng dù khó hay dễ, điều đầu tiền đều phải bắt đầu chuẩn bị để vượt qua những cái “đáng lẽ” của tuổi trẻ và kể lại câu chuyện của mình một cách mạnh mẽ và thuyết phục... Đừng sợ thất bại và phải cố gắng hết sức.
Ngân Anh
Theo danh sách công bố của Hội đồng GS Nhà nước, ứng viên trẻ nhất đạt chuẩn giáo sư năm 2020 là TS. Lê Anh Vinh, 37 tuổi. Ông Vinh là Tiến sĩ ĐH Harvard và hiện là người phụ trách Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
" alt=""/>Nghiên cứu sinh Việt ở Harvard: Không có 'công thức' chung cho Harvard